Nêu yêu cầu và cách lắng nghe đối tác

Hỏi hàng loạt câu hỏi dẫn dắt: tránh trả lời nếu không hiểu ý định, kiểm tra bất kỳ tuyên bố nào của đối phương, gắn điều kiện vào những nhượng bộ.

Quá trình đưa ra những đề nghị của hai bên

– Đưa đề nghị nhưng đừng bộc lộ nhiều cảm xúc, dễ cho đối phương phán đoán;

– Đừng nói nhiều nếu không có gì liên quan đến mình;

– Không nên nhượng bộ quá nhiều lúc đầu;

– Nên chừa những khoảng trống đề còn xoay xở kịp thời;

– Đưa ra những đề nghị chào mời nhưng có điều kiện;

– Bác khước từ lời chào của đối phương một cách tự nhiên;

– Nên thường xuyên thăm dò thái độ của đối phương;

– Diễn đạt các đề nghị một cách lưu loát.

Để ngỏ các chọn lựa

– Chú ý theo sát các đề nghị của đối phương

– Nên khôi hài nhưng đừng tỏ ra quá lanh lợi.

Ứng phó trước một đề nghị của đối phương

– Hãy tìm kiếm những điểm phù hợp với lập trường của mình;

– Để cho đối phương kết thúc, suy nghĩ cẩn thận trước khi phản hồi;

– Cần làm rõ những đề nghị của đối phương;

– Hoãn binh nếu không muốn đáp ứng ngay đề nghị của đối phương.

Đề nghị các giải pháp thay thế

– Nên đưa lập tức sau khi hoàn tất việc xử lý đề nghị của bên kia;

– Cần nắm rõ thứ tự ưu tiên trong các mục tiêu của đối phương để có giải pháp thay thế hiệu quả.

Ứng phó trước những thủ đoạn

– Suy nghĩ kỹ trước khi phản ứng lại các thủ đoạn;

– Phải tránh việc đưa vào những vấn đề mới không được dự kiến trước;

– Phớt lờ một thủ đoạn nào đó của đối phương sẽ làm giảm hiệu quả của nó;

– Nên làm chệch hướng những chỉ trích cá nhân bằng cách khôi hài;

– Than phiền trước thủ đoạn của đối phương chỉ vô ích.

Các thủ đoạn thường gặp và phương pháp phản công

– Đe dọa: cho họ biết bạn không thể tiếp tục nếu bị ép buộc, yêu cầu họ chứng minh giá trị thực cái họ muốn.

– Lời xúc phạm: bình tĩnh khẳng định lập trường, đề nghị đối phương thay đổi thái độ.

– Tháu cáy (đe doạ nhưng mơ hồ): vạch ra sự tháu cáy của họ, yêu cầu chứng cứ cho bất kỳ vấn đề gì mơ hồ.

– Tạo môi trường khó chịu: đừng bỏ cuộc, đừng để bị ép buộc.

– Dụ dỗ thành viên của mình: dặn dò họ trước về lập trường, yêu cầu hoãn nếu bất đồng nội bộ.

– Hỏi hàng loạt câu hỏi dẫn dắt: tránh trả lời nếu không hiểu ý định, kiểm tra bất kỳ tuyên bố nào của đối phương, gắn điều kiện vào những nhượng bộ.

– Kêu gọi tình cảm: xác nhận sự bình đẳng trước các điều khoản, đặt những câu hỏi kiểm tra những thủ đoạn kêu ca đó.

– Tìm thêm giới hạn: làm rõ những gì đã thỏa thuận, văn bản rõ ràng

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *