Tranh luận, nhượng bộ và phá vỡ bế tắc
Chọn lựa trọng tài: nên chọn trọng tài bán thường xuyên để giải quyết nhanh hơn, trong khi các toà án độc lập thường chậm hơn.
Xác định và củng cố lập trường
– Đặt nhiều câu hỏi “làm thế nào” để cho thấy một sự bằng lòng trong thỏa hiệp
– Quan sát đối phương để thay đổi chiến thuật linh hoạt, nhằm khẳng định lập trường của mình
– Trao đổi lợi ích lẫn nhau
– Tóm tắt, đánh giá về lập trường của bạn thường xuyên
Tranh luận các vấn đề
– Thảo luận những giải pháp và những điều kiện
– Cố giữ cho buộc tranh luận diễn ra trong sự bình tĩnh
Làm suy yếu lập trường của đối phương
– Nhận ra những sai sót và điểm yếu trong lập luận của đối phương
– Liên tục kiểm tra những điểm yếu trong lập trường của đối phương
Các chiến thuật làm suy yếu lập trường đối phương
– Tài chính: chỉ cho đối phương thấy những chi phí phát sinh nếu; chỉ ra những chi phí cơ hội nếu kéo dài đàm phán.
– Pháp lý: dọa đưa ra tòa án nếu có chứng cứ vững chắ, nêu những tốn kém nếu phải ra tòa xử lý.
– Xã hội: chỉ ra sự thiếu công bằng trong đối xử; sự xúc phạm người khác trong đề nghị của họ.
– Làm mất mặt: làm mất mặt đối phương khi thật cần thiết; nhớ là họ có thể tìm cách trả thù.
– Tình cảm: tạo áp lực về tình cảm nếu họ không nhượng bộ.
Xử lý đổ vỡ
– Tránh thái độ ăn miếng trả miếng
– Cần hạn chế những thiệt hại bằng cách tái lập sự liên lạc nhau. Cũng đừng tiếc một lời xin lỗi nếu cần để hạn chế sự rạn nứt.
Dùng người trung gian
– Cần hiểu dùng người trung gian là bước tích cực, chứ không la sự thất bại, tuy nhiên cần suy nghĩ cặn kẽ trước khi dùng.
– Quá trình trung gian sẽ giúp hai bên vốn bế tắc có thể xem xét ý kiến đề nghị của người trung gian.
– Người trung gian cần khách quan và cả hai cùng chấp nhận.
Ra trọng tài- tòa án kinh tế
– Chọn lựa trọng tài: nên chọn trọng tài bán thường xuyên để giải quyết nhanh hơn, trong khi các toà án độc lập thường chậm hơn.
– Trọng tài cần khách quan, không thiên vị và các bên chấp nhận.
– Nếu cần thiết, yêu cầu bên thứ ba chỉ định trọng tài.
Thỏa thuận hành động
– Thỏa thuận hành động
– Phân công nhóm công tác
– Lập lịch trình thực hiện.
Leave a Reply