Vài điển hình xây dựng thương và nhãn hiệu bên ngoài
Nhờ chiến lược xây dựng thương – nhãn hiệu, Legend nâng doanh số xuất khẩu computer từ 7% (2000) lên 25% (2006). Có thể nói nay thì họ đã thành công đáng kể trong việc tạo thương hiệu quốc gia.
Theo đánh giá của Công ty tư vấn nhãn hiệu quốc tế (Interbrand) năm 2003, các doanh nghiệp uy tín của Mỹ luôn gắn kết với thương – nhãn hiệu giá trị to lớn, nên thừa sức thu hút hàng triệu “tín đồ” ưa chuộng hàng Mỹ.
Bất chấp thế giới nghĩ gì, nhận định ra sao chính sách đối ngoại xoay trên chủ bài “chống khủng bố toàn cầu” của Nhà Trắng, thương – nhãn hiệu Mỹ vẫn tiếp tục khống chế thương trường quốc tế. Ngay cả một số doanh nghiệp Mỹ mất thị phần nội địa – chẳng hạn Levis Strauss – thì quần “bò” Levis vẫn được ưa chuộng ở châu Á.
Trung Quốc cũng là một trường hợp để chúng ta nghiên cứu. Dẫu quy mô kinh tế hạng sáu thế giới, trước khi gia nhập WTO (2001), uy tín thương – nhãn hiệu hàng xuất khẩu công nghệ cao hoặc trung cao của Trung Quốc gần như vô danh dưới mắt người tiêu dùng phương Tây.
Sau khi là thành viên WTO, doanh nghiệp của họ điều chỉnh cách nhìn: bành trướng quốc tế cùng đẩy mạnh thương vụ thế giới thông qua chiến lược xây dựng thương – nhãn hiệu. Mục tiêu là làm thế nào để hàng xuất khẩu “made in China” được nhận dạng phổ cập toàn cầu. Thế là lần lượt các đại công ty như Kejian (điện thoại di động); TCL (truyền hình); Legend (computer); Haier (điện lạnh)… triển khai kế hoạch tạo ấn tượng quen thuộc khắp thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu.Haier cung ứng các xe đẩy hành lý cho khách vãng lai sân bay quốc tế J.F. Kennedy ở New York. Kejian bảo trợ đồng phục cho đội bóng đá Everton (hạng 5 ở Premier League mùa bóng 2008 Anh quốc). Everton sang tận bản doanh Kejian ở Thâm Quyến chơi hai trận biểu diễn.
Nhờ chiến lược xây dựng thương – nhãn hiệu, Legend nâng doanh số xuất khẩu computer từ 7% (2000) lên 25% (2006). Có thể nói nay thì họ đã thành công đáng kể trong việc tạo thương hiệu quốc gia.
Leave a Reply