Các vai trò quyết định nhà lãnh đạo giỏi

: Các nhà quản trị luôn phải thực hiện vai trò nhà thương thuyết, họ có thể tham gia quá trình đàm phán như người phát ngôn của tổ chức, người đại diện của tổ chức để bảo đảm độ tin cậy của một cuộc đàm phán.

Các vai trò quyết định gồm các yếu tố sau: vai trò khởi xướng, vai trò giữ trật tự, vai trò phân bổ nguồn lực, vai trò thương thảo, Các vai trò được làm rõ như sau.

Vai trò khởi xướng: Những sự thay đổi có kế hoạch được thực hiện dưới dạng các dự án hòan thiện như phát triển sản phẩm mới, mua sắm những máy móc thiết bị mới, hoặc thay đổi cấu trúc tổ chức… một số dự án có thể được người lãnh đạo trực tiếp chỉ huy và giám sát, một số khác có thể được ủy quyền cho cấp dưới.

Vai trò giữ trật tự: Trong vai trò giữ trật tự, các nhà quản trị giải quyết với những khủng hỏang đột biến, những tình huống bất ngờ mà không thể lờ đi. Những khủng hỏang của tổ chức có thể được gây ra từ những sự kiện không thấy trước được, không thể dự đóan như xung đột những người dưới quyền, sự đột ngột ra đi của các nhân vật chủ chốt, hỏa họan, đình công… thông thường, các nhà quản trị cho vai trò này một ưu tiên cao hơn so với tất cả các vai trò khác.

Vai trò phân bổ nguồn lực: Các nhà quản trị sử dụng quyền hạn của họ trong việc phân bổ các nguồn lực như tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, các phương tiện và dịch vụ… việc phân bổ nguồn lực được thực hiện trong các quyết định của người lãnh đạo về những điều phải làm, trong việc phân quyền cho những người lãnh đạo cấp dưới, trong việc lập ngân sách hoặc trong việc lên kế hoạch công tác của người lãnh đạo.

Bằng việc giữ lại các quyền phân bổ các nguồn lực các nhà quản trị duy trì sự kiểm sóat đối với việc hình thành chiến lược và hành động để hợp tác các hoạt động của các bộ phận và cá nhân khác nhau trong việc đạt tới các mục tiêu chiến lược.

Vai trò thương thảo: Các nhà quản trị luôn phải thực hiện vai trò nhà thương thuyết, họ có thể tham gia quá trình đàm phán như người phát ngôn của tổ chức, người đại diện của tổ chức để bảo đảm độ tin cậy của một cuộc đàm phán.

Trong quá trình đàm phán, họat động cùa nhà quản trị có thể là người phân bổ nguồn lực, người phát ngôn, người đại diện, và nhà thương thuyết. trong hoạt động hàng ngày, các nhà quản trị phải tham gia vào rất nhiều cuộc thương thuyết khác nhau: như hợp đồng với những khách hàng chủ yếu; các nhà cung cấp; các công ty tư vấn; thuê mướn các chuyên gia hoặc nhà quản trị cấp cao… ở cấp cao, vai trò thương thảo được mang tính chính thức nhiều hơn, trong khi đó ở cấp trung và cấp thấp vai trò thương thảo thường thể hiện một cách phi chính thức giữa các bộ phận và cá nhân khác nhau trong tổ chức.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *