Cách xây dựng thương hiệu cho hàng tiêu dùng
Sau khi đã xác định được những yếu tố có thể tạo nên được sự khác biệt cho mình, bước tiếp theo là chọn ra một yếu tố duy nhất, độc đáo nhất, ít có khả năng bị bắt chước nhất, đáng tin cậy và hấp dẫn nhất để làm yếu tố định vị cho thương hiệu.
Nhìn chung, việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hàng tiêu dùng là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức sáng tạo.
Hình thức thanh toán và thời hạn bảo hành:
Kéo dài thời hạn bảo hành và áp dụng phương thức thanh toán đơn giản, linh hoạt có thể mang đến thành công cho doanh nghiệp mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào việc cố tạo ra những tính năng mới của sản phẩm cũng như những giá trị phụ thêm khác.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố lòng tin nơi khách hàng:
Mang đến cho khách hàng những cơ hội dùng thử sản phẩm, cam kết hoàn lại tiền nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, có dịch vụ sửa chữa và bảo hành miễn phí, v.v.
Hình thức phân phối và giao hàng tốt:
Khi sản phẩm có thể đến được tay người tiêu dùng nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn là một trong những yếu tố giúp làm nên sự khác biệt. Thường xuyên cải tiến mạng lưới phân phối là một cách giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh nhất, bên cạnh đó là phương thức chuyển hàng và những kế hoạch dự phòng khác để đảm bảo hàng hoá sẽ được chuyển đến với khách đúng thời hạn. “Luôn luôn đúng giờ” là một trong những yếu tố khác biệt thường được các hãng hàng không tận dụng.
Thiết kế và bao bì:
Một bao bì được thiết kế độc đáo, màu sắc hài hoà sinh động và bắt mắt là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp phân biệt các sản phẩm với nhau.
Xác định cam kết và truyền đạt:
Định rõ phương châm hoạt động, chuẩn mực, hình thức thực hiện, dịch vụ hỗ trợ… Cam kết thực hiện những điều có thể không doanh nghiệp nào khác trong ngành sẵn sàng thực hiện. Tuy nhiên chỉ nên hứa những điều mình có khả năng thực hiện.
Những yếu tố phụ thêm theo yêu cầu khách hàng:
Chỉ cần hỏi, người tiêu dùng sẽ lập tức cho nhà sản xuất biết đích xác những gì họ muốn thêm ở sản phẩm và họ luôn vui vẻ trả lời mỗi khi các doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu của họ. Do luôn thường xuyên so sánh các sản phẩm với nhau, khách hàng có được những thông tin quý giá mà các nhà sản xuất luôn cần đến, nhưng điều quan trọng hơn cả là các doanh nghiệp phải hỏi và nhận câu trả lời từ chính người tiêu dùng thông qua các nghiên cứu thăm dò, chứ không phải ngồi đoán mò xem họ sẽ trả lời thế nào.
Luôn học hỏi kinh nghiệm từ những thương hiệu và những ngành nghề khác:
Sau khi đã xác định được những yếu tố có thể tạo nên được sự khác biệt cho mình, bước tiếp theo là chọn ra một yếu tố duy nhất, độc đáo nhất, ít có khả năng bị bắt chước nhất, đáng tin cậy và hấp dẫn nhất để làm yếu tố định vị cho thương hiệu.
Điều quan trọng các doanh nghiệp cần ghi nhớ là phải hạn chế việc cắt giảm giá thành để cạnh tranh, thay vào đó, điều nên làm là phải tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách đổi mới tính năng sản phẩm, tìm ra những yếu tố độc đáo và thu hút để giúp phân biệt sản phẩm. Có như thế các doanh nghiệp mới có thể xây dựn cho mình một thương hiệu mạnh để có thể thoát khỏi tình trạng phải cắt giảm giá thành liên tục.
Leave a Reply