Bất bình, xung đột và các tranh chấp trong lao động

Mục đích của việc giải quyết các tranh chấp là giải tỏa các bất đồng trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp nhưng đảm bảo quyền và lợi ích hai bên; đồng thời đảm bảo ổn định quan hệ lao động. Phương pháp tối ưu mà các nhà quản lý hướng tới là “hòa giải”.

Các sự bất bình, xung đột, tranh chấp có thể xảy ra do mâu thuẫn giữa những người lao động với nhau hoặc giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi, đối xử trong công việc, tiền lương, thu nhập, học nghề, thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc các vấn đề khác…

Khái niệm:

Bất bình của người lao động là sự không đồng ý, là sự phản đối của người lao động đối với người sử dụng lao động về các mặt: thời gian lao động, tiền lương, điều kiện lao động, v.v…

Xung đột là một loại hành vi cạnh tranh giữa người với người hoặc nhóm người. Nó xẩy ra khi hai hoặc nhiều người hoàn toàn hiểu biết, hoặc không hiểu biết, hoặc các mục tiêu thực sự xung đột khi nguồn lực bị hạn chế. Xung đột có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực.

Xung đột có thể từ có thể nảy sinh khi các bên:

Đổ lỗi cho nhau về hoàn cảnh hiện tại
Không nhân nhượng trong cách cư xử
Dễ xúc động vì hoàn cảnh
Sự thiếu an toàn hoặc đe doạ tới sức khoẻ
Sự cấp bách và tính tình huống ?

Các loại xung đột và nguyên nhân

Giá trị

Xung đột

Quan hệ

xung đột

Dữ kiện

xung đột

Xung đột

vì lợi ích

Cơ cấu

xung đột

Văn hóa/ tôn giáo

Nhóm

Cá nhân

Xúc động mạnh

Vấn đề giao tiếp

Thành kiến

Thiếu thông tin

Thông tin sai lệch

Quan điểm khác nhau

Sự giải thích trái ngược nhau

Cách xử lý khác nhau

Sự tồn tại

Sự tuân theo thủ tục

Yếu tố tâm lý

Tạo ra xung đột cơ cấu

Vai trò của việc xác định quyền lực

Sự giới hạn thời gian

Nguồn lực không đồng đều

Các sự bất bình, xung đột, tranh chấp có thể xảy ra do mâu thuẫn giữa những người lao động với nhau hoặc giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi, đối xử trong công việc, tiền lương, thu nhập, học nghề, thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc các vấn đề khác.

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp:

Mục đích:

Mục đích của việc giải quyết các tranh chấp là giải tỏa các bất đồng trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp nhưng đảm bảo quyền và lợi ích hai bên; đồng thời đảm bảo ổn định quan hệ lao động. Phương pháp tối ưu mà các nhà quản lý hướng tới là “hòa giải”.

Hòa giải là việc một bên thứ ba có thể chấp nhận được, không thiên vị và trung lập can thiệp vào cuộc tranh chấp hoặc cuộc đàm phán để hỗ trợ cho các bên tranh luận đi đến một thỏa thuận khả dĩ cho vấn đề đang tranh chấp một cách tự nguyện. Bên thứ ba này không có quyền quyết định.

Các bước thực hiện:

Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp tại vị trí phát sinh tranh chấp.
Thông qua trọng tài hoà giải trên cơ sở giải quyết hài hoà quyền lợi hai bên, lợi ích chung xã hội và tuân thủ luật pháp.
Giải quyết nhanh chóng, kịp thời, công khai, khách quan, đúng luật định.
Có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện người sử dụng lao động trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *