Công đoàn và vai trò của công đoàn trong công ty
Tổ chức mỗi bên lấy ý kiến về dự thảo thỏa ước lao động có tham khảo ý kiến Liên đoàn lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt trên nhiều phương diện, trong đó, có thị trường lao động, buộc doanh nghiệp phải cải tiến tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh, nội dung các bản thỏa ước lao động tương đối cố định, nên vai trò của công đoàn ngày càng giảm dần.
Vai trò của công đoàn
Xu hướng các nước hiện nay là luật pháp quy định luôn thỏa ước lao động tập thể, nên không cần thiết sự hiện diện của công đoàn nữa. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt trên nhiều phương diện, trong đó, có thị trường lao động, buộc doanh nghiệp phải cải tiến tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh, nội dung các bản thỏa ước lao động tương đối cố định, nên vai trò của công đoàn ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, đó chỉ là xu hướng, hiện nay, vai trò của công đoàn vẫn còn cần thiết.
Quan hệ chủ thợ, hay quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động chưa thực sự mang tính tự giác, tự nguyện, nên người lao động cần tham gia công đoàn vì lý do kinh tế và hạn chế đối xử bất công từ doanh nghiệp.
Công đoàn Việt Nam có 3 nhiệm vụ:
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động
Tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi chức năng pháp luật quy định.
Giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thỏa ước lao động tập thể:
Khái niệm
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và bên sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi, nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
Nội dung chính của thỏa ước lao động tập thể trong Bộ Luật Lao động Việt Nam bao gồm các quy định :
Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động
Việc làm & đảm bảo việc làm cho người lao động
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Tiền lương, thưởng và phụ cấp trả cho người lao động
Bảo hiểm xã hội
Các bước xây dựng thỏa ước lao động tập thể:
Các bước tiến hành:
Xác định yêu cầu và nội dung thương lượng.
Thương lượng: xem xét yêu cầu và nội dung của 2 bên.
Tổ chức mỗi bên lấy ý kiến về dự thảo thỏa ước lao động có tham khảo ý kiến Liên đoàn lao động.
Hai bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động và ký kết sau khi đại diện hai bên đồng nhất trí.
Thỏa ước lao động vô hiệu nếu:
Thực hiện không đúng các bước yêu cầu,
Nội dung trái quy định luật pháp,
Người ký không có thẩm quyền,
Không đăng ký ở cơ quan lao động có thẩm quyền.
Chiến lược thực hiện thỏa ước lao động:
Chiến lược phân biệt: khi hai bên xung đột quyết liệt, căng thẳng nhằm đạt mục đích riêng lớn nhất.
Chiến lược phối hợp: khi hai bên đồng ý phối hợp cùng giải quyết vấn đề nhằm đạt mục đích chung lớn nhất.
Leave a Reply